Welcome to   Click to listen highlighted text! Welcome to
Go to ...

ĐUỐC VIỆT

RSS Feed

November 21, 2024

Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ: Việt Nam có cải thiện nhưng vẫn tiếp tục bỏ tù nhà hoạt động tôn giáo


Hội đồng liên tôn Việt Nam tặng hoa cho Phó Chủ tịch USCRIF trong cuộc gặp hồi tháng 5.

Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) bày tỏ sự quan ngại về vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam, còn chức sắc các tôn giáo thúc giục Hoa Kỳ có các chế tài cụ thể để buộc Hà Nội phải cải thiện hồ sơ nhân quyền, trong đó có tự do tôn giáo.

Trong thông cáo báo chí hôm 12/6, USCIRF nói phái đoàn dẫn đầu bởi Phó Chủ tịch Frederick A. Davie và Ủy viên Eric Ueland đã đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong các ngày 15 đến 19/5 để gặp gỡ nhiều quan chức chính phủ, cộng đồng tôn giáo và một số tổ chức dân sự để thảo luận về tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Ông Frederick A. Davie cho rằng, mặc dù USCIRF ghi nhận những cải thiện ngày càng tăng về tự do tôn giáo mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, nhưng họ vẫn thấy rằng có những điểm rắc rối đáng kể và ngày càng trầm trọng. Ông Davie bày tỏ:

Chúng tôi đặc biệt lo ngại về các vụ bắt buộc từ bỏ đức tin gia tăng trong năm qua, tính chất hạn chế của Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo, các yêu cầu đăng ký phức tạp và nặng nề, cũng như việc áp dụng luật không thống nhất và không đồng đều trên cả nước. 

Chúng tôi kêu gi chính phủ Hoa Kỳ tham gia với đối tác Việt Nam để khuyến khích sửa đổi luật này và các nghị định hướng dẫn thi hành cho phù hợp vi các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm cả việc làm cho việc đăng ký đơn giản hơn và không bắt buộc.”

Linh mục Đinh Hữu Thoại của Dòng Chúa Cứu thế, trong tin nhắn gửi tới Đài Á Châu Tự Do (RFA), nói:

Theo tôi, thực ra không có ‘những cải thiện ngày càng tăng…’ mà chỉ là việc tạo điều kiện có điều kiện.’ Điều này phù hợp với nhận định việc áp dụng luật không thống nhất và không đồng đều.

Mặc dù các quy định hiện hành rất phức tạp và nặng nề, nhưng còn thêm yếu tố ‘tùy tiện’ áp dụng của các cơ quan chức năng tạo ra tình trạng muốn được việc phải thỏa hiệp với họ…”

Nói về yêu cầu đăng ký sinh hoạt tôn giáo, dẫn lời cựu Tổng giám mục Ngô Quảng Kiệt “Tự do tôn giáo là quyền, chứ không phải ân huệ xin-cho,” linh mục Thoại cho rằng chính quyền cần phải bỏ mọi hình thức xin-cho trong các quy định hiện nay.

Thay vào đó là chỉ tiếp nhận thông báo của các tổ chức tôn giáo là đủ, ngoài ra cũng cần phải bỏ quy định nhà nước xét duyệt ứng viên Giám mục trước khi được Đức Giáo Hoàng chọn.

Từ Hoa Kỳ, mục sư Nguyễn Công Chính, người đồng sáng lập Hội thánh Tin Lành Đấng Christ và Chủ tịch Hiệp hội Thông công Tin Lành Các Dân tộc Việt Nam (VEF), nói với RFA:

Vấn đề đặt ra ở đây là Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền khi có những căn cứ vi phạm, thì chế tài là gì và có cách nào để ngăn chặn vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam?

Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ hay là Bộ Ngoại giao có giải pháp nào đó để cho Chính phủ cộng sản Việt Nam phải tuân thủ theo công pháp quốc tế, đặc biệt là bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948?” 

Ông cho biết đàn áp tự do tôn giáo, đặc biệt là ở khu vực có nhiều người sắc tộc thiểu số như ở Tây Nguyên, miền núi phía Bắc hay Tây Nam bộ, gây ra những hệ luỵ nghiêm trọng mà ví dụ điển hình là vụ tấn công vào cơ quan chính quyền ở hai xã thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk cuối tuần trước.

USCIRF bày tỏ sự lo ngại về hai dự thảo nghị định của Chính phủ Việt Nam về tôn giáo vào tháng 6 năm 2022 để thực hiện Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo và hai văn bản này có thể hạn chế tự do tôn giáo hơn nữa nếu được thông qua và áp dụng trong thực tế.

Cơ quan tư vấn độc lập cho Quốc hội Mỹ về tình trạng tự do tôn giáo toàn cầu, nhận định Việt Nam tiếp tục giam giữ và bỏ tù nhiều tù nhân lương tâm tôn giáo, bao gồm cả nhà hoạt động tự do tôn giáo và Phật giáo Hòa Hảo nổi tiếng Nguyễn Bắc Truyển, trong khi nhiều cựu tù nhân lương tâm tôn giáo nói rằng các tù nhân lương tâm bị giam giữ trong điều kiện hà khắc.

Ủy viên Eric Ueland nói: “Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong quan hệ song phương trong hai thập kỷ qua, trải rộng trên nhiều lĩnh vực hợp tác bao gồm thương mại, an ninh và giao lưu nhân dân. Tuy nhiên, mối quan hệ đang phát triển này không thể phát huy hết tiềm năng nếu không tôn trọng tự do tôn giáo theo các nghĩa vụ quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã cam kết

USCIRF kêu gi chính phủ Hoa Kỳ gây áp lực với Việt Nam để cho phép các thủ tục đặc biệt liên quan của Liên Hiệp Quốc tiếp cận không hạn chế vào quốc gia này để điều tra các vi phạm tự do tôn giáo.

Hoà thượng Thích Không Tánh thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cho RFA biết trong thời gian ở Việt Nam, phái đoàn của USCIRF có gặp ông và nhiều thành viên của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam.

Sau cuộc gặp, Chánh trị sự Hứa Phi của đạo Cao Đài Chơn truyền đã bị công an tỉnh Lâm Đồng mời làm việc nhiều lần và áp dụng phạt hành chính 7,5 triệu đồng vì “phát tán thông tin xuyên tạc.” Khi bị ông Hứa Phi từ chối nộp phạt, phía công an dọa sẽ có biện pháp mạnh trong thời gian tới.

Phóng viên có gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về nội dung của thông cáo báo chí của USCIRF nhưng không nhận được ngay phản hồi.

USCIRF là một cơ quan chính phủ liên bang độc lập, lưỡng đảng do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập để giám sát, phân tích và báo cáo về tự do tôn giáo ở nước ngoài. USCIRF đưa ra các khuyến nghị về chính sách đối ngoại cho Tổng thống, Ngoại trưởng và Quốc hội nhằm ngăn chặn cuộc đàn áp tôn giáo và thúc đẩy tự do tôn giáo hoặc niềm tin trên toàn cầu.

Trong nhiều năm gần đây, USCIRF liên tục đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách các quốc gia cần quan tâm về tự do tôn giáo (CPC).

Nguồn: RFA

Click to listen highlighted text!