Welcome to   Click to listen highlighted text! Welcome to
Go to ...

ĐUỐC VIỆT

RSS Feed

December 17, 2024

Thủ tướng Anh đến thăm Kyiv lần thứ 4, nhấn mạnh việc phải duy trì hỗ trợ Ukraine


Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ca ngợi Ukraine vì sự kháng cự “bất khuất” trước cuộc xâm lược của Nga trong chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv hôm thứ Tư nhân ngày Độc lập của nước này (24/8). Ông cũng nói rằng bây giờ không phải là lúc để thúc đẩy một kế hoạch đàm phán với Moscow.

Ông Johnson, người sẽ rời nhiệm sở vào tháng tới, đã phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy trong chuyến công du thứ tư của ông tới Ukraine trong năm nay khi Ukraine kỷ niệm 31 năm độc lập khỏi Liên Xô. Ông được TT Zelensky mô tả là “người bạn thân thiết.”

Ông Johnson cho biết điều quan trọng là châu Âu phải duy trì hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine ngay cả khi giá năng lượng và lương thực tăng đang khiến người tiêu dùng đau đầu.

Ông nói: “Chúng ta cũng biết rằng nếu chúng ta trả tiền năng lượng cho những tội ác của Vladimir Putin, thì người dân Ukraine đang phải trả giá bằng máu của mình.”

“Và đó là lý do tại sao chúng ta phải giữ mình đi đúng hướng. Bởi vì nếu Putin thành công, thì sẽ không có quốc gia nào nằm ngoài vành đai của Nga được an toàn, và … (điều đó) tương đương với việc bật đèn xanh cho mọi kẻ chuyên quyền trên thế giới có thể thay đổi biên giới bằng vũ lực.”

Chuyến đi của ông Johnson trùng với dịp kỷ niệm 6 tháng Moscow xâm lược Ukraine. Nó diễn ra trong bối cảnh lo ngại rằng Nga có thể một lần nữa phóng tên lửa vào các thành phố lớn ở Ukraine nhân Ngày Độc lập.

Tiếng còi báo động của các cuộc không kích đã vang lên nhiều lần ở Kyiv hôm thứ Tư.

Ông Johnson nói thêm: “Với tất cả bạn bè của chúng tôi, tôi chỉ nói đơn giản thế này, chúng ta phải tiếp tục. Với tư cách là bạn bè của Ukraine, chúng ta phải chứng tỏ rằng chúng ta có sức chịu đựng chiến lược như người dân Ukraine.”

Ông Johnson là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Ukraine trong chiến tranh.

TT Zelensky nói rằng việc Ukraine và phương Tây không cho phép Moscow đạt được động lực trong cuộc chiến là vấn đề sống còn.Nhà lãnh đạo Ukraine đã cảm ơn ông Johnson vì “sự ủng hộ không khoan nhượng đối với đất nước chúng tôi từ những ngày đầu tiên của cuộc xâm lược toàn diện của Nga.”

Nguồn: Ngân Hà @ trithucvn (theo Reuters)

Ông Lee còn chỉ ra cách thức mà chính quyền này gây sự chú ý về khả năng xây dựng bệnh viện cách ly trong một tuần, “sau đó họ tuyên truyền thành tích này như là ‘đây là năng lực của Trung Quốc.’”

Ông Lee cho biết, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến thêm một bước bằng cách truyền bá luận điệu như “Trung Quốc chúng tôi kiểm soát dịch bệnh lây lan. Các quốc gia của quý vị, thế giới phương Tây, nên học hỏi từ chúng tôi về cách kiểm soát dịch bệnh này.”

Bất cứ khi nào các quốc gia khác thất bại với chính sách phong tỏa của họ, thì Trung Quốc nói, “Quý vị hãy nhìn xem, đây là sự thất bại, điểm yếu của các thể chế dân chủ phương Tây, bởi vì quý vị không thể hoàn thành công việc.”


Ông Lee cho rằng phương Tây đã tiếp thu luận điệu của ĐCSTQ và áp dụng các hệ tư tưởng toàn trị của họ.

Ông cũng chỉ ra việc Tiến sĩ Anthony Fauci ủng hộ việc kiểm soát đại dịch COVID-19 một cách nghiêm ngặt, cho rằng, “Ông ấy nghĩ rằng ông ấy đang bảo vệ để chống đại dịch này, nhưng ông ấy đang đưa một loại đại dịch ý thức hệ của chủ nghĩa toàn trị vào quốc gia của mình.”

“Liệu mọi người có thể phát triển khả năng miễn dịch hay không, liệu hệ thống chăm sóc sức khỏe của quý vị có thể ứng phó được với bệnh này hay không, đó là một vấn đề rất khách quan và khoa học,” ông Lee nói.

Theo quan điểm ​​của ông Lee, ĐCSTQ vẫn kiên quyết với chính sách zero COVID vì “họ muốn nói với thế giới rằng nếu quý vị có người tử vong vì căn bệnh này, đó là  do chính phủ của quý vị bất tài.”

Ông nói: “Thế giới không chỉ miễn nhiễm với COVID, thế giới thực sự còn miễn nhiễm hơn với ý tưởng điên rồ rằng quý vị cần một chính phủ mạnh mẽ để bảo đảm cho người dân được khỏe mạnh.”

The Epoch Times  đã liên hệ với ông Fauci để yêu cầu bình luận.

Mối đe dọa của tự do

Theo ông Lee, chính quyền này coi tự do là một mối đe dọa cần phải bị loại bỏ.

“Bản chất của họ là hủy diệt bất kỳ điều gì đại diện cho tự do. Họ muốn hủy diệt tự do của chính người dân của họ và của người dân các quốc gia khác, một cách có ý thức [và] có chủ ý,” ông Lee nói.

Ông Lee giải thích thêm tại sao chính quyền này coi cả Hồng Kông và Đài Loan là mối đe dọa đối với sự tồn tại của họ.

“Thứ nhất, Hồng Kông đã tạo ra một giải pháp thay thế cho người dân Trung Quốc. Hồng Kông cho thấy người dân Trung Quốc có thể sống trong một xã hội tự do và thịnh vượng,” ông Lee lập luận.

“Khi người dân Trung Quốc trong một chế độ chuyên chế không thể được thịnh vượng, thì mọi người sẽ đặt câu hỏi, ‘Tại sao chúng ta không thể giống Hồng Kông hơn?’” ông nói thêm.

Ông Lee cho rằng lập luận này cũng được áp dụng giống như trong mối bang giao với Đài Loan.

Theo quan điểm của ông, Đài Loan cho thấy rằng người dân Trung Quốc có thể có một xã hội dân chủ, cởi mở, vận hành theo chức năng và có một xã hội dân sự ủng hộ người dân.

“Ở Trung Quốc, khi mọi thứ diễn ra ngoài ý muốn, như hiện nay với sự bùng nổ của bong bóng địa ốc kinh tế… mọi người sẽ hỏi, “Tại sao chúng ta không thể giống như người Đài Loan hơn, có một cuộc sống chắc chắn, khiêm tốn nhưng tự do?’” ông Lee nói.

Trung Quốc “phải loại bỏ Hồng Kông và Đài Loan, để chí ít họ có thể nói với thế giới rằng chỉ xã hội Trung Quốc mới là một [xã hội] khả thi,” ông nói thêm.

Bức tường lửa ‘Một quốc gia, Hai chế độ’

Ông Lee chỉ ra nguyên tắc lập hiến “Một quốc gia, Hai chế độ” vốn định rõ sự điều hành của Hồng Kông sau khi lãnh thổ này được trả lại cho Trung Quốc. Nguyên tắc này được thiết lập vào đầu những năm 1980 trong các cuộc đàm phán về Hồng Kông giữa Trung Quốc và Vương quốc Anh.

Người viết chuyên mục này gọi nguyên tắc này là “một bức tường lửa bảo vệ một quốc gia và một chế độ mà họ có.”

Ông nói: “Đó là một bức tường lửa bảo vệ Trung Quốc để không thay đổi chính họ, bởi vì hầu hết thời gian, nếu quý vị cần tiếp cận thị trường tài chính quốc tế, quý vị phải thay đổi các quy tắc của mình.”

“Trung Quốc đã chuyển đổi thành công khu vực quốc doanh [và] hiện đại hóa khu vực này mà không làm thay đổi nền văn hóa toàn trị của quốc gia. Trên thực tế, quốc gia này thậm chí còn trở nên toàn trị hơn trước đây,” ông Lee nói thêm.

Nguon: Hannah Ng,  Jan Jekielek @ ePochTimesKhánh Ngọc biên dịch

Tags: , ,

Click to listen highlighted text!