Welcome to   Click to listen highlighted text! Welcome to
Go to ...

ĐUỐC VIỆT

RSS Feed

November 23, 2024

Lại chuyện ‘án cho quan’ qua vụ thuốc giả mà thứ trưởng y tế bị bốn năm tù


Việc cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường dính líu đến vụ án buôn thuốc giả công ty VN Pharma mà chỉ bị án bốn năm tù khiến công luận phẫn nộ. Lý do không đồng ý với bản án vì đó là hành vi trục lợi của lãnh đạo ngành y tế trên nỗi đau của những bệnh nhân ung thư.

Chiều ngày 19/5, Ông Trương Quốc Cường, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế, bị Tòa Hà Nội tuyên bốn năm tù về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada.

Theo bản án, ông Cường là người đồng ý cấp số đăng ký thuốc trong khi hồ sơ không đủ điều kiện. Ngoài ra, sau khi nhận được thông tin cảnh báo về lô thuốc này “không chuẩn”, ông Cường cũng không chỉ đạo đình chỉ lưu hành, thu hồi hồ sơ cấp số đăng ký thuốc. Hậu quả, hàng triệu hộp thuốc giả được đưa ra thị trường đề điều trị cho người bệnh.

Dư luận phẫn nộ

Ông Lưu Bình Nhưỡng, phó Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hôm 24/5, phát biểu với báo chí Nhà nước rằng mức án như vậy là không có tính răn đe, khiến dư luận bức xúc. Do đó, ông Lưu Bình Nhưỡng đề nghị xem xét lại bản án này.

Theo vị cựu Đại biểu Quốc hội này, “Buôn bán thuốc giả là tội ác, nó làm người dân mất niềm tin vào cơ quan bảo vệ chăm sóc sức khỏe, nó đi ngược lại đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước… Việc đề nghị giảm án đã gây sự băn khoăn, bức xúc trong dư luận, cử tri cả nước.”

Chị M, sinh sống ở TPHCM, nói rằng bản án này rõ ràng là bất công, đặc biệt đối với vô vàn những bệnh nhân có thể đã vì ông Cường mà khánh kiệt tài sản, chết oan:

“Mình tin rằng đây là một bản án rất bất công. Bao nhiêu gia đình đã là nạn nhân dưới thời của ông này rồi. Người ta đã bị ung thư là đã bước một chân vào cửa tử, tán gia bại sản, làm hết tất cả mọi thứ để mong cứu chữa được mạng sống, nhưng ông lại cướp đi hi vọng của họ.

Bao nhiêu người đã vì ông mà chết oan, vì ông mà mất người thân? Tội lỗi của ông Cường không thể nào chỉ xét xử trong một bản án bốn năm được! Thế thì công lý ở đâu?”

Bác sỹ Đinh Đức Long, nói với RFA rằng vụ án này không chỉ làm dư luận phẫn nộ mà nó có thể gây ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với hệ thống Y tế và cả Chính quyền Việt Nam:

“Cái chính là cơ quan quản lý Nhà nước mà không quản lý, lại tiếp tay, thậm chí là người trực tiếp làm việc đó thì trách nhiệm nó lớn hơn so với người bình thường.

Mọi người đều phẫn nộ với việc ấy. Thực ra chuyện thuốc giả này ảnh hưởng tính mạng đến người bệnh, thế rồi còn niềm tin và còn thiệt hại kinh tế cho người ta nữa. Như vậy thì tâm lý chung là ai cũng phản đối.

Thế nhưng tòa có quyền và có lý của người ta. Nếu mình có phản đối thì cũng phải làm theo con đường pháp luật thôi. Ví dụ có thể kháng nghị bản án này. Hay những người nào bị hại trong vụ đấy thì có quyền làm đơn kiện.”

Thông tin về vụ việc này được đăng tải trên fanpage của Báo điện tử VTV hôm 19/5, đến này có gần 900 lượt bình luận, rất nhiều trong số đó bày tỏ sự tức giận với việc toà giảm án dành cho cựu lãnh đạo Bộ Y tế.

Facebooker Trần Hưng bình luận: “Không thoả đáng. Cái quái gì vậy, như vậy có phải quá nhẹ nhàng? Luật pháp sao xử kỳ vậy! Kẻ sát nhân tiếp tay hại hàng nghìn con người vì uống thuốc giả, cướp tài sản, bao nhiêu nước mắt của người dân. Ấy vậy mà bốn năm tù!!”

“Nếu đúng như vậy thì không còn tin vào pháp luật Việt Nam nữa, phải phạt mức án cao nhất mới thỏa đáng.” – Người dùng Facebook tên Thuỳ Dung.

Facebooker Nguyễn Tân Tiến cho rằng: “Án nhẹ quá chắc sẽ còn nhiều Thứ trưởng khác theo anh!”

Ngay sau khi có bản án bốn năm như vừa nên, nhiều người nêu lại trên tài khoản Facebook những bản tin cũ trước đây ‘ Trộm sáu buồng cau, đổi án chín năm tù’, ‘Thanh niên lãnh bảy năm tù vì bắt một con vịt về nhậu’…

000_RG7IV.jpg

Hàng chục năm nay, tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn bị chính báo chí trong nước phanh phui. Đặc biệt ở các bệnh viện lớn, tập trung nhiều ca nặng như Bệnh viện Ung bướu, Chợ Rẫy, Bệnh Viện K Hà Nội…, hình ảnh hai – ba bệnh nhân phải nằm một giường, tràn ra cả hành lan bệnh viện là chuyện không khó tìm kiếm trên các phương tiện truyền thông Nhà nước.

Chị M, cho biết ở Việt Nam, bệnh nhân ung thư khổ vô cùng. Đặc biệt là đối với những gia đình nghèo ở quê lên thành phố chữa trị định kỳ. Mỗi lần như vậy, tiền xe đi lại, tiền nhà trọ, ăn ở trong thành phố và chi phí thuốc men là không hề nhỏ đối với một gia đình thu nhập trung bình ở tỉnh.

Một người quen của chị M, ở Đồng Tháp mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn hai vào năm 2016, được chỉ định chuyển lên tuyến Ung Bướu ở TPHCM. Cả gia đình đã phải bán hai mảnh vườn ở quê để chạy chữa, nhưng sau hơn một năm điều trị, người này đã không thể qua khỏi:

“Bệnh nhân nghèo họ khổ lắm. Bệnh viện Ung Bướu thì luôn ở trong tình trạng quá tải. Bệnh nhân phải nằm tràn ra hành lan, gầm cầu thang…

Những thân nhân của người bệnh ở trong đó cũng rất là đáng thương, họ phải sống nhờ cơm từ thiện hay phải đi xin tiền để chữa trị.”

Nguồn: RFA

Tags:

Click to listen highlighted text!