Welcome to   Click to listen highlighted text! Welcome to
Go to ...

ĐUỐC VIỆT

RSS Feed

November 24, 2024

Tân Thủ tướng Úc: “Hoàn toàn nhất trí” về chính sách Trung Quốc với chính quyền Morrison


Lãnh đạo Công đảng Anthony Albanese sẽ kế nhiệm ông Scott Morrison làm Thủ tướng Úc trong tháng này. (Nguồn: International Transport Forum/Flickr).–

Đảng Tự do của Thủ tướng Úc Morrison đã thua hơn 12 ghế trong cuộc bầu cử hôm 21/5. Lãnh đạo Công đảng Anthony Albanese sẽ kế nhiệm ông Scott Morrison làm Thủ tướng Úc trong tháng này.

Thất bại của chính phủ cánh hữu do ông Morrison lãnh đạo trong cuộc bầu cử lần này được cho là vì họ đã xử lý tệ hại đại dịch COVID-19, cũng như ứng khó không hiệu quả với các thảm họa tự nhiên nghiêm trọng, đặc biệt là vụ cháy rừng khủng khiếp xảy ra trước khi đại dịch sức khỏe bùng phát. Chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử này là thắng lợi đầu tiên của Đảng Lao động cánh tả kể từ năm 2007.

Ông Anthony Albanese nói với những người ủng hộ ở Sydney, “Người dân Úc đã bỏ phiếu cho sự thay đổi và chiến thắng này khiến tôi khiêm tốn”, “Tôi đến đây không phải để nhận một chiếc ghế“, mà để tạo ra sự thay đổi tích cực, đoàn kết mọi người.

Ông Anthony Albanese xuất thân từ tầng lớp lao động, sẽ tiếp quản một nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất kể từ năm 2008 và lạm phát cao nhất kể từ tháng 6/2001. Ông cam kết sẽ nâng mức lương cao hơn, cải thiện mạng lưới an toàn xã hội, tăng cường cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ông cho biết sẽ cắt giảm 43% lượng khí thải carbon vào năm 2030, cao hơn mức 28% mà chính quyền ông Morrison đề xuất, đưa Úc trở thành một “siêu cường” về năng lượng tái tạo.

Ngày 25/5, tờ New York Times đưa tin, ngoài các ứng cử viên độc lập giành chiến thắng, các đảng nhỏ gồm Đảng Xanh cánh tả và Đảng Thống nhất Úc cực hữu cũng giành được ghế trong cuộc tổng tuyển cử, cho thấy các đảng lớn đang dần rời xa khỏi sự chủ đạo của họ. Bà Jill Sheppard, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết điều này cho thấy các cử tri đang gửi thông điệp tới các đảng lớn rằng sự ủng hộ của họ không được đảm bảo, “Đây đúng là một sự chuyển biến lớn, trong khi chúng ta vẫn chưa thực sự ý thức được điểm này”.

Động thái này chỉ phản ánh rằng sức hút của ông Albanese không phải là chìa khóa chiến thắng của ông ấy. Báo cáo chỉ ra rằng so với phong cách dám nghĩ dám làm của ông Morrison, lập trường chính trị của ông Albanese tương đối ôn hòa và ông đã hứa sẽ tìm cách đổi mới chứ không phải cải cách. Ông đề xuất những thay đổi dần dần, bao gồm cam kết tăng lương tối thiểu và hỗ trợ nhiều hơn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, viện dưỡng lão và chăm sóc trẻ em. Nhưng điều mà ông tập trung hơn đó là thay đổi giọng điệu và phong cách lãnh đạo chính phủ.

Thách thức mà ông Albanese phải đối mặt là rất lớn, và sự phản đối từ Đảng Tự do bảo thủ hơn chắc chắn sẽ rất gay gắt.

Trong 15 năm qua, ông Morrison là Thủ tướng Úc đầu tiên phục vụ 3 năm nhiệm kỳ. Ông đã dùng thành tích kinh tế để tái tranh cử, nhưng bị mất phiếu do chi phí sinh hoạt cao do lạm phát gây ra. Trong quan hệ ngoại giao thân Mỹ chống Trung Quốc, mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đã xấu đi rõ rệt, năm ngoái còn đắc tội với Paris vì xé bỏ hợp đồng tàu ngầm đã ký kết với Pháp.

Việc công bố một thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và Solomon vào tháng Tư đã làm gián đoạn kế hoạch của ông Morrison trong việc biến quốc phòng trở thành chiến trường chính của chiến dịch bầu cử. Đảng Lao động chỉ trích ông đã tạo ra thất bại ngoại giao lớn nhất của Canberra kể từ khi Thế chiến thứ II kết thúc.

Tờ New York Times ngày 21/5 đưa tin, để phản ánh sự bất mãn trên diện rộng đối với hiện trạng ở Úc, nhiều cử tri đã bỏ phiếu cho các ứng cử viên bên ngoài đảng cầm quyền. Họ không chỉ mang lại cho Đảng Lao động một chiến thắng rõ ràng, mà còn ủng hộ các đảng nhỏ hơn và các ứng cử viên độc lập phản đối hiện trạng chính trị. Các cử tri cấp cơ sở thậm chí còn ủng hộ các ứng cử viên kêu gọi hành động nhiều hơn đối với biến đổi khí hậu và trách nhiệm giải trình của chính phủ lớn.

Về mặt ngoại giao, ông Anthony Albanese ngay lập tức phải đối mặt với thách thức ngoại giao đầu tiên: Tham dự hội nghị thượng đỉnh Đối thoại An ninh Bộ tứ (QUAD) vào ngày 24/5, cùng các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ gặp nhau để xây dựng lòng tin đồng minh ở Úc.

Về chính sách đối ngoại, mặc dù Đảng Lao động có chính sách ổn định hơn đối với Trung Quốc so với Đảng Tự do, nhưng dự đoán rằng họ vẫn sẽ duy trì “đường lối thân Mỹ” hiện có, và sẽ quan tâm nhiều hơn đến ngoại giao khu vực ở Đông Nam Á và Châu Đại Dương.

Ông Morrison cho biết ông Albanese sẽ mềm mỏng với Trung Quốc, còn ông Albanese cho biết trụ cột đầu tiên của chính sách đối ngoại là liên minh với Mỹ và ông còn nói thẳng rằng sẽ cố gắng hàn gắn quan hệ với các nước láng giềng trên đảo Thái Bình Dương.

Cuộc thăm dò mới nhất của Úc cho thấy, gần 80% người Úc không tin tưởng vào Chính phủ Trung Quốc, và “chính sách đối với Trung Quốc” cũng rất quan trọng trong cuộc bầu cử lần này của Úc. Trong bài phát biểu chiến thắng vào ngày 21/5, ông Anthony Albanese cũng nhấn mạnh rằng ông sẽ “hoàn toàn nhất trí” với chính quyền của ông Morrison hiện tại về vấn đề cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.

Ông Anthony Albanese cũng cho biết sẽ khôi phục các liên kết ngoại giao bị chính quyền của ông Morrison coi thường, chẳng hạn như với các quốc đảo Thái Bình Dương. Trước cuộc tổng tuyển cử Úc, có thông tin cho rằng quần đảo Solomon muốn ký thỏa thuận an ninh bí mật với Trung Quốc, Đảng Lao động đã chỉ trích mạnh mẽ đảng cầm quyền bỏ bê nhiệm vụ để tạo cơ hội cho Trung Quốc.

Tổng hợp thông tin từ truyền thông nước ngoài đưa tin, ông Albanese có nhiều khả năng sẽ coi trọng ngoại giao đồng minh sau khi lên nắm quyền. Theo tình địa chính trị của Úc, nhiều nguồn lực hơn sẽ được đầu tư vào Đông Nam Á và Châu Đại Dương, và dự kiến Úc ​​sẽ tìm cách hội nhập với Đông Nam Á trong các vấn đề kinh tế và thương mại, để củng cố vị trí của Úc với tư cách là nhà tài trợ lớn nhất trong khu vực.

Ngoài ra, liên minh Úc – Mỹ là nền tảng trong quan hệ ngoại giao của Úc kể từ Thế chiến thứ II, là sự đồng thuận của hai đảng lớn ở Úc, và sẽ không thay đổi. Về mặt quân sự, Hiệp định An ninh Úc – Mỹ – Anh (AUKUS) liên quan đến việc chuyển giao công nghệ quân sự tiên tiến của các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Anh và Mỹ cho Úc.

Nguồn: Trí Đạt @ trithucvn, theo Vision Times

Tags: , ,

Click to listen highlighted text!