Welcome to   Click to listen highlighted text! Welcome to
Go to ...

ĐUỐC VIỆT

RSS Feed

November 23, 2024

Bầu cử tổng thống Pháp có tác động thế nào đến cuộc chiến ở Ukraine?


Tổng thống Emmanuel Macron sẽ đối mặt với ứng viên cực hữu Marine Le Pen trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vòng 2.–

Thủ đô của Pháp có thể cách chiến trường miền đông Ukraine hàng ngàn dặm, nhưng những gì xảy ra ở các điểm bỏ phiếu của Pháp vào ngày 24/4 có thể gây hậu quả sâu rộng ở chiến trường Ukraine.

Ứng cử viên tổng thống cực hữu, bà Marine Le Pen có quan hệ chặt chẽ với Nga và muốn làm suy yếu Liên minh châu Âu và NATO, vốn sẽ gây tổn hại nỗ lực của phương Tây nhằm ngưng cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Bà Le Pen muốn lật đổ Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron, vốn đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử tổng thống vòng hai.

Vũ trang cho Ukraine

Bà Le Pen hôm 13/4 thể hiện sự dè dặt trong việc cấp thêm vũ khí cho Ukraine. Bà nói, nếu bà được bầu làm tổng thống, bà sẽ tiếp tục viện trợ quốc phòng và tình báo cho Ukraine nhưng sẽ ‘thận trọng’ trong việc gửi vũ khí vì bà nghĩ rằng việc này có thể lôi kéo các nước vào cuộc chiến với Nga.

Nới lỏng các biện pháp trừng phạt

Chiến dịch tranh cử của Le Pen đã khai thác thành công sự thất vọng của cử tri Pháp với tình trạng lạm phát gia tăng, vốn đã trở nên tồi tệ hơn do quyết định xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin và các biện pháp trừng phạt sau đó của phương Tây đối với Nga, nhà cung cấp khí đốt lớn và đối tác thương mại của Pháp và châu Âu.

Liên minh châu Âu đã đoàn kết chưa từng thấy để nhất trí năm vòng trừng phạt ngày một cứng rắn hơn đối với Nga. Nhưng nếu trở thành tổng thống Pháp, bà Le Pen có thể sẽ cố gắng chặn đứng hoặc hạn chế các biện pháp trừng phạt bổ sung của EU vì hành động trừng phạt nào cần sự ủng hộ của toàn bộ 27 quốc gia thành viên.

Pháp là nền kinh tế số 2 của EU sau Đức và là hai nước giữ vai trò then chốt trong việc ra quyết định của EU. Pháp hiện cũng giữ chức chủ tịch luân phiên EU, do đó tổng thống Pháp kế tiếp có ảnh hưởng đáng kể đối với cuộc chiến ở Ukraine.

Bà Le Pen đặc biệt phản đối trừng phạt khí đốt và dầu mỏ của Nga. Trước đây, bà cũng từng nói bà sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Nga sau khi nước này sáp nhập Crimea, và thậm chí còn công nhận Crimea là một phần của Nga.

Tranh thủ Putin

Trong thời gian đầu trong nhiệm kỳ, Tổng thống Macron đã cố gắng tiếp xúc với ông Putin, mời ông Putin đến lâu đài Versailles và một khu nghỉ mát tổng thống bên bờ Địa Trung Hải, với hy vọng đưa các chính sách của Nga tiến gần hơn với quỹ đạo phương Tây.

Tổng thống Macron cũng tìm cách khôi phục các cuộc hòa đàm giữa Moscow và Kyiv về cuộc xung đột kéo dài ở miền đông Ukraine giữa quân chính phủ và phe ly khai được Nga hậu thuẫn. Ông Macron đã đến gặp ông Putin tại Điện Kremlin vài tuần trước cuộc xâm lược Ukraine ngày 24/2 của Nga và tiếp tục đối thoại với nhà lãnh đạo Nga trong thời gian chiến tranh. Nhưng đồng thời, ông Macron đã ủng hộ nhiều vòng trừng phạt của EU.

Đảng cực hữu của bà Le Pen có mối quan hệ chặt chẽ với Nga. Bà đã gặp ông Putin với tư cách là ứng cử viên tổng thống Pháp hồi năm 2017 và đã ca ngợi ông Putin trong quá khứ. Bà được chào đón nồng nhiệt tại các sự kiện của Đại sứ quán Nga ở Paris, và đảng cực hữu của bà cũng nhận được khoản vay 9 triệu euro từ một ngân hàng Nga-Séc vì bà cho biết các ngân hàng Pháp từ chối cho đảng của bà vay tiền tranh cử.

Bà Le Pen nói cuộc chiến ở Ukraine đã ‘phần nào thay đổi suy nghĩ của bà về ông Putin’, nhưng bà vẫn nói rằng phương Tây nên cố gắng khôi phục quan hệ với Nga một khi chiến tranh kết thúc. Bà đề nghị ‘sự tiếp xúc chiến lược’ giữa NATO và Nga để ngăn Moscow liên minh quá chặt chẽ với Bắc Kinh.

Làm suy yếu NATO và EU

Trong khi ông Macron là người cổ súy nhiệt thành của EU và gần đây đã củng cố sự tham gia của Pháp vào các hoạt động của NATO ở Đông Âu, bà Le Pen nói rằng Pháp nên giữ khoảng cách với các tổ chức và liên minh quốc tế và nên đi theo con đường riêng.

Bà ủng hộ rút Pháp ra khỏi bộ chỉ huy quân sự của NATO, vốn sẽ đưa các sỹ quan Pháp ra khỏi cơ quan vốn lên kế hoạch các chiến dịch, khiến cho Paris mất ảnh hưởng trong liên minh quân sự phương Tây.

Nếu lên nắm quyền, bà Le Pen sẽ giảm chi tiêu của Pháp cho ngân sách của EU và cố gắng giảm bớt ảnh hưởng của EU lên Paris bằng cách bào mòn EU từ bên trong trong khi không còn thừa nhận quy định của EU đứng trên luật pháp quốc gia của Pháp.

Nguồn: VOA Tiếng Việt

Tags: ,

Click to listen highlighted text!