Welcome to   Click to listen highlighted text! Welcome to
Go to ...

ĐUỐC VIỆT

RSS Feed

November 23, 2024

Đề cử viên Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ ủng hộ Trung Quốc can thiệp vào châu Phi


Phe bảo thủ Hạ viện cáo buộc Đề cử viên Đại sứ Liên Hiệp Quốc của Tổng thống Joe Biden đã coi nhẹ mức độ ảnh hưởng về kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hệ tư tưởng cộng sản ở châu Phi và ra sức phá hoại nỗ lực mở rộng nền dân chủ của Mỹ trên toàn cầu.

Trong một báo cáo, Ủy ban Nghiên cứu Đảng Cộng hòa (RSC), do Hạ nghị sĩ Jim Banks làm chủ tịch, cũng chỉ ra mỗi liên kết giữa Đề cử viên Đại sứ Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield, một nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và một tổ chức có mối quan hệ làm ăn với các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Bà Thomas-Greenfield là cựu Phó Chủ tịch Cấp cao của Tập đoàn Albright-Stonebridge, tổ chức này có khách hàng là những quan chức cấp cao của ĐCSTQ, bao gồm ông Jin Ligang, một cựu quan chức cấp cao của chính phủ Trung Quốc,” báo cáo cho biết thêm.

Trong quá khứ, bà Greenfield từng có những bình luận đáng lo ngại khi hoan nghênh vai trò của Trung Quốc ở châu Phi. Như Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã chỉ ra, vào năm 2006, bà Greenfield nói rằng bà không lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại châu lục này, và vào năm 2013, bà tuyên bố không thấy có sự xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc tại châu Phi.

RSC lưu ý, Tháng Giêng vừa qua, bà Greenfield cho biết bà tin rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc – một đất nước chuyên vi phạm nhân quyền, nên cùng chung tay thúc đẩy các giá trị như “quản lý, bình đẳng giới và pháp quyền” tại châu Phi.

Trong một bài xã luận được đăng tải trên tờ Washington Post, bà Greenfield nói rằng: “Tôi không hiểu tại sao Trung Quốc không thể cùng chia sẻ những giá trị đó. Trên thực tế, Trung Quốc đang có một vị thế độc nhất vô nhị để truyền bá những lý tưởng này nhờ dấu ấn mạnh mẽ của họ trên lục địa (châu Phi). ”

RSC đưa tin, các nhà lập pháp bảo thủ đã chỉ trích gay gắt đề xuất của bà Greenfield trong bối cảnh Trung Quốc là một chính quyền đang phạm tội diệt chủng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và cổ vũ chủ nghĩa cộng sản như một giải pháp thay thế cho các giá trị dân chủ, một đối thủ chiến lược đang tìm cách xóa ngôi Mỹ trở thành siêu cường hàng đầu thế giới.

Nhắc đến đề xuất của bà Greenfield về việc Mỹ – Trung cùng hợp tác tại châu Phi, các thành viên Đảng Cộng hòa giải thích:

Đây là một sự tin tưởng ngờ nghệch và kỳ quặc, trong khi Trung Quốc lại là một chế độ Cộng sản với hệ thống nhà nước giám sát tinh vi nhất trên thế giới, đang phạm tội diệt chủng đối với cộng đồng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ của chính nó, bao gồm cả các cáo buộc từ những người sống sót trong các trại tập trung về một chiến dịch hãm hiếp phụ nữ Duy Ngô Nhĩ một cách có hệ thống.”

Trung Quốc đã cố tình vũ khí hóa các khoản đầu tư chính trị và tài chính của họ ở châu Phi một cách mạnh tay để thay thế Mỹ trở thành một thế lực có ảnh hưởng trên lục địa này.

Năm 2014 dưới thời Chính quyền Obama, đề cử viên Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc, tổ chức mà Trung Quốc đang gia tăng đòn bẩy của mình với tư cách là một trong những thành viên thường trực, đã nhắc lại rằng việc mở rộng ảnh hưởng của quốc gia này tại châu Phi không phải là vấn đề đáng lo ngại đối với bà sau khi bà này cũng đưa ra nhận xét tương tự vào năm trước đó.

RSC cho biết, năm 2014, bà Greenfield đã kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Phi, một vài trong số họ có khả năng là nạn nhân của những chiến lược “cho vay săn mồi” từ Trung Quốc, hãy làm việc với Bắc Kinh để đạt được những “thỏa thuận tốt nhất có thể”.

Vào tháng 3/2019, bà Greenfield nói rằng vai trò của Hoa Kỳ ở châu Phi là “đảm bảo rằng họ [các nhà lãnh đạo châu Phi] có khả năng gây ấn tượng và đàm phán được những thỏa thuận tốt hơn với Trung Quốc”.

Tuy nhiên, vào năm 2018 cựu Tổng thống Trump đã ký Đạo luật Tối ưu Tốt hơn Các khoản Đầu tư Dẫn tới Phát triển, gọi tắt là Đạo luật BUILD để chống lại các khoản đầu tư trên toàn thế giới của Trung Quốc, cụ thể là Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) trị giá hàng nghìn tỷ đô la, một nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng trên toàn cầu của quốc gia cộng sản này.

Dịch vụ Nghiên cứu của Quốc hội Hoa Kỳ (CRS) giải thích vào tháng 1/2019 rằng Đạo luật BUILD ra đời nhằm mục đích nâng cao ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại các nước đang phát triển “bằng cách khuyến khích đầu tư tư nhân như một giải pháp thay thế cho mô hình đầu tư do nhà nước chỉ đạo”.

Các quan chức thuộc Chính quyền Trump và các chuyên gia độc lập đã cảnh báo rằng Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình ở châu Phi để thúc đẩy một “trật tự quốc tế mới”, khuyến khích các nước áp dụng hệ tư tưởng cộng sản của nó để giải quyết những tệ nạn kinh tế và xã hội của họ.

Chính quyền Trump đã liên tục cáo buộc Trung Quốc sử dụng sáng kiến BRI ở châu Phi như một phương tiện cho các hoạt động “cho vay săn mồi” hoặc “bẫy nợ” hòng đe dọa cướp chủ quyền của các nước đi vay.

Sự can dự của Trung Quốc ở châu Phi giống như một hình thức chủ nghĩa thực dân mới bao gồm “ngoại giao bẫy nợ” nhằm tìm cách cho các nước vay nặng lãi với những khoản nợ khổng lồ khó trả, được thế chấp bằng tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản chiến lược khác để tăng đòn bẩy của Bắc Kinh trên lục địa này.

Vào tháng 12/2018, Chính quyền Trump đã cảnh báo về “hoạt động săn mồi” của Trung Quốc ở châu Phi, gồm các nguy cơ:

“Hạ thấp tăng trưởng kinh tế ở Châu Phi; đe dọa nền độc lập tài chính của các quốc gia châu Phi; kìm hãm cơ hội đầu tư của Hoa Kỳ; can thiệp vào các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ; và gây ra mối đe dọa đáng kể đối với lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.”

Năm 2009, Trung Quốc đã ‘vượt mặt’ Hoa Kỳ với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi, tăng cường hơn nữa sự thống trị và ảnh hưởng của Bắc Kinh đến lục địa này.

Năm đó, một sĩ quan cao cấp của Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng Trung Quốc có khả năng sẽ mở rộng ‘dấu chân’ quân sự ngoài cơ sở đầu tiên được dựng lên ở Djibouti, chỉ cách căn cứ thường trực của Mỹ tại châu Phi vài dặm.

Biên tập viên chính trị Matt Boyle của tờ Breitbart News đã nhận được thông tin độc quyền từ chủ tịch RSC rằng ủy ban này đang khởi động một cuộc tấn công lập pháp chống lại ông Biden bắt đầu từ thứ Ba (16/2) để phơi bày những điểm yếu của ông ấy trong việc chống lại mối đe dọa từ ĐCSTQ.

RSC kết luận: “Bất chấp những cuộc nói chuyện không nhượng bộ về Trung Quốc, chẳng hạn như Bộ trưởng Blinken nói rằng ông Trump đã đúng khi tiến hành một cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc, những hành động của chính quyền Biden cho thấy họ sẽ làm ngược lại.

Chính quyền Biden sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, chẳng hạn như biến đổi khí hậu và sức khỏe toàn cầu. Trung Quốc, nơi sản sinh của virus corona, đã từ chối Tổ chức Y tế Thế giới (W.H.O.) dẫn đầu nhóm điều tra nguồn gốc của đại dịch và từ chối việc Hoa Kỳ tiếp cận dữ liệu thô về các ca bệnh đầu tiên; họ cản trở những nỗ lực nhằm tìm hiểu cách mà dịch bệnh bùng phát.

Nguồn: Vy An @ TrithucVN (Theo Breitbart)

Tags: , ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Click to listen highlighted text!