Welcome to   Click to listen highlighted text! Welcome to
Go to ...

ĐUỐC VIỆT

RSS Feed

November 23, 2024

Cần thay đổi thể chế hay lãnh đạo chấp nhận chuyển giao quyền lực?


Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 5 – khóa XIII dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm 2022. Hiện vấn đề thay đổi nhân sự lãnh đạo đã được dư luận mạng xã hội bàn tán, đặc biệt là liệu Tổng Bí thư Đảng CSVN – ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chấp nhận từ chức và chuyển giao quyền lực?

Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, khi trả lời RFA từ Sài Gòn hôm 21/3, nhận định:

“Tôi tin rằng Hội nghị Trung ương 5 về nhân sự thì khả năng rất cao ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển giao quyền lực. Bởi vì các lý do mà người dân thấy rất rõ, thứ nhất là vấn đề tuổi tác và sức khỏe. Thứ hai là chủ trương ‘đốt lò’ của ổng cũng thành công ở mức độ nhất định tối thiểu… Thứ ba là tính văn hóa nông nghiệp vẫn đậm đặc trong mô hình tổ chức của nhà cầm quyền CSVN từ trước đến giờ… Đó là vấn đề phân biệt vùng miền vẫn rất rõ ràng. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng từng tuyên bố mà ai cũng biết, đó là ‘người bắc có lý luận’… để nắm chức vụ Tổng Bí thư.”

Tôi tin rằng Hội nghị Trung ương 5 về nhân sự thì khả năng rất cao ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển giao quyền lực. Bởi vì các lý do mà người dân thấy rất rõ, thứ nhất là vấn đề tuổi tác và sức khỏe.
-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già

Tuy nhiên nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, trong tình hình hiện nay thì vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng đã chấm dứt. Đặt biệt cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đang diễn ra rất dữ dội… thì Việt Nam cũng cần một người vừa bảo đảm về đối nội, nhưng cũng vừa bảo đảm đối ngoại. Ông Nguyễn Ngọc Già nói tiếp:

“Vì vậy tôi tin rằng vai trò của ông Trọng đã chấm dứt và ổng sẽ chuyển giao quyền lực. Và tôi nghĩ rằng, để mà chuyển giao quyền lực, thì tôi chọn một trong hai người có thể nắm chức Tổng Bí thư, một là ông Nguyễn Xuân Phúc, hai là ông Vương Đình Huệ. Tuy nhiên giữa ông Phúc và ông Huệ thì tôi cân nhắc và nghĩ rằng ông Nguyễn Xuân Phúc thích hợp hơn trong thời điểm hiện nay. Bởi vì ông Phúc là Chú tịch nước, bây giờ cần nắm luôn chức Tổng Bí thư để đảm bảo cả đối nội và đối ngoại.”

Vào ngày 31 tháng 1 năm 2021, ông Nguyễn Phú Trọng đã chính thức tái đắc cử chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp tại Đại hội lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam.

Để tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư lần thứ ba, ông Trọng đã có ngoại lệ đặc biệt đối với quy định tuổi cho lãnh đạo cấp cao. Dư luận khi đó đặt câu hỏi, liệu ông có làm hết nhiệm kỳ kéo dài năm năm hay không? Nhiều người còn cho rằng, có thể có một thỏa thuận ngầm là nếu có người thay thề được đồng thuận, thì ông sẽ nghỉ trước khi hết nhiệm kỳ.

Liệu ông Trọng sẽ ‘tham quyền cố vị’ hay chấp nhận từ chức? Trao đổi với RFA tối ngày 21/3 từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng, chuyện ‘tham quyền cố vị’ trong giới lãnh đạo Việt Nam là có:

“Các ông ấy là có ‘tham quyền cố vị’… tại vì người ta không ‘tham quyền cố vị’ khi người ta có tài năng thật sự, làm việc thật sự… chứ mấy ông hiện nay thì ông nhiều, ông ít… Nhưng tôi thì nhận xét đều ‘tham quyền cố vị’ cả. Vì nếu không ‘tham quyền cố vị’ thì khi làm việc gì sai trái rõ ràng quá thì phải từ chức. Ở Việt Nam trước đây có một hai ông gì đấy như Bộ trường Bộ Nông nghiệp Lê Huy Ngọ có từ chức… Còn những ông sau này chả thấy ông nào từ chức cả, mà tìm cách giữ chặt thôi. Thành ra chuyện ‘tham quyền cố vị’ của giới lãnh đạo Việt Nam là có, nhiều hay ít thôi.”

Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, người có tài năng thật sự thì cần quyền, cần vị là đúng. Những người có tư tưởng thật sự họ muốn có quyền để thực hiện tư tưởng của họ, những người đó rất cẩn quyền lực, rất cần quyền vị… Nhưng Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng, ở Việt Nam không có hiện tượng như vậy.

Ít ra là thay đổi phương thức, khi chưa thay đổi được thể chế một cách đàng hoàng, thật sự là tam quyền phân lập… Đấy mới là vấn đề lớn, chứ còn nhân sự thì tôi nghĩ rằng nếu thay người này, người kia… mà phương thức không thay, thì cũng chả giải quyết được vấn đề gì.
-Ông Nguyễn Khắc Mai

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, khi trả lời RFA từ Hà Nội hôm 21/3 thì cho rằng vấn đề không phải là thay đổi nhân sự lãnh đạo Đảng mà phải thay đổi thể chế… hay ít nhất là phương thức lãnh đạo của Đảng:

“Hiện nay đang có vấn đề về phương thức giữa sự hoạt động của đảng với chính quyền, Đảng với các cơ quan quyền lực khác như Quốc Hội, Đảng với Chủ tịch nước… đều đang trục trặc. Nó sẽ tạo ra sự không thuận lợi cho hoạt động của chính quyền, cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung. Không phải là vấn đề là một người trẻ nào thay ông Trọng, mà vấn đề là phải thay đổi phương thức. Ít ra là thay đổi phương thức, khi chưa thay đổi được thể chế một cách đàng hoàng, thật sự là tam quyền phân lập… Đấy mới là vấn đề lớn, chứ còn nhân sự thì tôi nghĩ rằng nếu thay người này, người kia… mà phương thức không thay, thì cũng chả giải quyết được vấn đề gì.”

Dư luận cho rằng, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam không nên cho phép những người quá tuổi tại vị quá lâu, mà nên chuyển giao thế hệ, tìm nhân sự phù hợp sự phát triển của Việt Nam… còn những lãnh đạo lão thành nhiều kinh nghiệm vẫn có thể làm cố vấn, trợ giúp những lãnh đạo trẻ đương nhiệm.

Nhà báo Lê Trung Khoa, chủ bút trang Thoibao.de khi trả lời Đài Á Châu Tự Do trước đây cho rằng, lòng tham của những người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam thì rất vô cùng, nhất là về tham nhũng quyền lực. Nó loại gần 100 triệu người dân ra khỏi việc điều hành đất nước, chỉ có một nhóm nhỏ trong Đảng nắm quyền lực và tham nhũng quyền lực.

Nguồn: RFA

Tags: ,

Click to listen highlighted text!