Welcome to   Click to listen highlighted text! Welcome to
Go to ...

ĐUỐC VIỆT

RSS Feed

November 23, 2024

Nhật Bản chuyển sang chính sách đối đầu với Trung Quốc vào năm 2021


Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga trong cuộc họp báo tại dinh thự chính thức của thủ tướng ở Tokyo hôm 04/09/2017. (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)

Kể từ đầu năm 2021, những thay đổi đáng kể đã xuất hiện trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia Đông Á – Nhật Bản và Trung Quốc. Hiện tại, chính phủ Nhật Bản đang thực hiện bước chuyển mạnh mẽ để đối đầu với Trung Cộng về một loạt các vấn đề bao gồm các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông Nhật Bản và Biển Đông Việt Nam, Đài Loan, cũng như tình hình nhân quyền ở Tân Cương và Hồng Kông.

Vài ngày trước khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga viếng thăm Hoa Kỳ, vào hôm 05/04, hãng thông tấn Kyodo đã đăng một bài báo chuyên sâu trên trang web tiếng Trung của mình có tiêu đề “Tiêu điểm: Chiến lược Trung Quốc của Nhật Bản đang ở thời điểm quyết định,” nêu lên những thay đổi chính yếu mà nước này đang trải qua trong việc đối phó với láng giềng – Trung Cộng.

Báo cáo nhấn mạnh rằng Nhật Bản có thể bị rơi vào một cuộc khủng hoảng quốc gia trong trường hợp Trung Cộng xâm lược Đài Loan bằng vũ lực, điều này có thể xảy ra trong tương lai gần, theo dự đoán của các quan chức quân đội hàng đầu của Hoa Kỳ.

Hôm 23/03, Đô đốc Hải Quân Hoa Kỳ John Aquilino, người được đề cử cho vị trí tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, trong khi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện đã ước tính rằng Trung Cộng có thể quyết định phát động một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Đài Loan vào khoảng trước năm 2045, dựa trên nhiều nghiên cứu khác nhau.

“Ý kiến ​​của tôi là, vấn đề này cận kề với chúng ta hơn nhiều so với suy nghĩ của hầu hết mọi người,” ông cảnh báo.

Tuy nhiên, tư lệnh hiện tại của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ Đô đốc Phil Davidson dường như bi quan hơn về vấn đề này.

Tại buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm 09/03, ông Davidson nói rằng một cuộc xâm lược của Trung Cộng vào Đài Loan có thể xảy ra sớm nhất trong vòng “sáu năm tới,” nên cần thiết phải tạo ra một mạng lưới hỏa tiễn đất đối không tầm xa hơn ở Tây Thái Bình Dương để ngăn chặn Trung Cộng hành động quân sự nhằm vào Đài Loan và trên cả quần đảo Senkaku.

Quần đảo Senkaku là vùng tranh chấp được Đài Loan gọi là quần đảo Tiao-yu và Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư.

Như được báo cáo, Nhật Bản đang coi việc khai triển hỏa tiễn của Hoa Kỳ trên lãnh thổ nước này như một biện pháp quan trọng để buộc Trung Cộng từ bỏ tham vọng đối với Đài Loan.

Đài Loan chịu áp lực quân sự từ Trung Cộng

Vì các lý do địa lý, chính trị và kinh tế, một Đài Loan tự do, dân chủ có ý nghĩa sống còn đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản, theo một bài bình luận hôm 09/02 của The Japan Times.

Đài Loan là nền dân chủ gần nhất với Nhật Bản, với khoảng cách chỉ 110 km (68 dặm).

Người đứng đầu hiệp hội quan hệ Đài Loan-Nhật Bản Frank Hsieh gần đây nói với hãng Jiji Press rằng Trung Cộng coi Hoa Kỳ là kẻ thù lớn nhất và Nhật Bản là kẻ thù lớn thứ hai.

“Nếu Đài Loan bị Trung Quốc chiếm giữ, Nhật Bản sẽ phải đối đầu với các mối đe dọa trực diện từ Trung Quốc. Trong trường hợp Đài Loan đang ở trong tình trạng khẩn cấp, thì Nhật Bản không thể tránh khỏi điều này,” ông Hsieh nói.

Tuy nhiên, Đài Loan phải chịu áp lực vô cùng lớn từ Trung Cộng, vốn coi hòn đảo dân chủ này là một phần không thể tách rời của Trung Quốc, và đã tuyên bố hàng thập kỷ qua rằng sẽ “giải phóng” hoặc “thống nhất” Đài Loan với đại lục, nghĩa là chiếm Đài Loan ngay cả bằng vũ lực nếu cần thiết.

Bản đồ dựa trên bản đồ của Bộ Quốc phòng Trung Cộng đánh dấu Vùng Nhận dạng Phòng không trên biển Hoa Đông. Khu vực này bao gồm Quần đảo Senkaku đang tranh chấp, được đánh dấu nằm trong lãnh hải của Trung Cộng. (Ảnh: Diana Hubert/Epoch Times)

Năm 2020, Trung Cộng đã gia tăng các cuộc diễn tập quân sự nhằm vào Đài Loan sau khi Tổng thống Thái Anh Văn tái đắc cử.

Hôm 26/03/2020, máy bay quân sự Trung Cộng đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan, bao gồm 4 máy bay ném bom H-6K có khả năng mang vũ khí hạt nhân, 10 máy bay chiến đấu J-16, 2 máy bay tác chiến chống tàu ngầm Y-8 và một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-500. Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, đây là vụ xâm nhập nghiêm trọng nhất từ ​​trước đến nay.

Hành động quấy rối quân sự của Trung Cộng thậm chí không dừng lại ở đó, trong khi một vụ tai nạn tàu hỏa lớn xảy ra ở Đài Loan hôm 02/04/2021, cướp đi sinh mạng của 50 người và khiến nhiều người khác bị thương.

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi bày tỏ lo ngại về sự cách biệt ngày càng lớn về sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan trong một cuộc họp báo diễn ra hôm 02/04/2021.

Hai ngày sau đó, trên một chương trình của Fuji TV, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga khi được hỏi rằng liệu ông có cảm thấy bị quấy rầy bởi các hành động của Trung Cộng hay không, ông đã trả lời, “Quả thực là như vậy.”

Kyodo News đưa tin, cuộc khủng hoảng đang rình rập Đài Loan đang thúc đẩy chính phủ Nhật Bản đưa ra những lựa chọn quan trọng và tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ.

Hôm 16/03/2021, ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin đã đến Tokyo để tham dự cuộc hội đàm cấp bộ trưởng 2+2 với những người đồng cấp Nhật Bản.

Tại cuộc hội đàm, đôi bên đồng ý rằng hành vi của Trung Cộng đã trở nên hung hăng hơn. Ông Austin nhấn mạnh hệ thống liên minh Hoa Kỳ-Nhật Bản là cách tốt nhất để đối đầu với những nỗ lực gây bất ổn của Trung Cộng.

Đây là chuyến đi đầu tiên bên ngoài Hoa Kỳ của các quan chức chính phủ ông Biden.

Luật Cảnh sát Biển mới của Trung Quốc

Vào hôm 22/01/2021, Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC)-cơ quan lập pháp bù nhìn của Trung Cộng-đã thông qua Luật Cảnh sát Biển Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 01/02. Luật này cho phép cơ quan thực thi pháp luật hàng hải của Trung Quốc nổ súng vào tàu nước ngoài khi cần thiết.

Phó giáo sư luật quốc tế tại Đại học Meiji Gakuin của Nhật Bản ông Jun Tsuruta lập luận rằng luật này đặt ra thách thức cho Nhật Bản vì định nghĩa mơ hồ của Trung Cộng về các vùng biển có quyền tài phán. Sau khi xem xét chi tiết văn bản của luật này, ông nhận định rằng Cảnh sát biển Trung Quốc là một cơ quan thực thi pháp luật trên biển và cũng là một cơ quan quân đội.

Luật Cảnh sát Biển này đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các nước láng giềng của Trung Quốc bao gồm Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.

Vào hôm 04/02, chính phủ Nhật Bản đã thông báo “những lo ngại sâu sắc” về luật gây tranh cãi này tại Hội đàm Cao cấp Nhật Bản-Trung Quốc Vòng 12 về các vấn đề hàng hải.

Một tàu tuần duyên Trung Quốc ra khơi gần các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông vào ngày 06/08/2016. (Ảnh: Sở chỉ huy Cảnh sát biển khu vực 11/AP)

Trên thực tế, các tàu của Trung Cộng đã đi trong vùng tiếp giáp xung quanh Senkakus trong 333 ngày vào năm 2020-một con số kỷ lục, với nhiều vụ truy đuổi tàu cá Nhật Bản ngay trong lãnh hải của nước này, theo Nikkei Asia. Cảnh sát biển Trung Quốc được cho là có hai tàu tuần tra trọng tải hơn 10,000 tấn, là tàu lớn nhất trong số các tàu tuần duyên trên thế giới.

Vào hôm 20/02, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã nêu ra những lo lắng về nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông trong các cuộc đàm phán G7.

Hôm 05/04, Nhà bình luận về Trung Quốc Văn Chiêu (Wen Zhao) đã đăng trên kênh Youtube tiếng Trung của mình, “Đầu năm nay, [Bắc Kinh] đã thông qua Luật Cảnh sát Biển, điều này đã tạo cơ sở cho việc Trung Quốc tiếp quản Senkakus. Nhật Bản vô cùng lo lắng, sợ rằng Trung Cộng có thể sử dụng vũ lực nuốt chửng Đài Loan và cả quần đảo Senkaku nữa.”

Ông Văn nói thêm, “Nhật Bản phải thể hiện một thái độ rõ ràng hơn đối với sự hợp tác với Hoa Kỳ.”

Nhật Bản lên tiếng chống lại những vi phạm nhân quyền của Trung Cộng

Mặc dù Trung Cộng nổi tiếng với tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ, nhưng Nhật Bản cực kỳ thận trọng đối với chủ đề nhạy cảm này trong nhiều thập kỷ qua, tránh xích mích với Trung Quốc-đối tác thương mại lớn nhất của nước này.

Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi trong cuộc điện đàm kéo dài 90 phút với người đồng cấp Trung Cộng Vương Nghị vào hôm 05/04, đã thúc giục Trung Cộng cải thiện tình hình nhân quyền ở Tân Cương hoặc ngừng đàn áp các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Hồng Kông, theo một bản tin của RFI.

URUMQI, CHINA – JULY 07: Chinese policemen push Uighur women who are protesting at a street on July 7, 2009 in Urumqi, the capital of Xinjiang Uighur autonomous region, China. Hundreds of Uighur people have taken to the streets protesting after their relatives were detained by authorities after Sunday’s protest. Ethnic riots in the capital of the Muslim Xinjiang region on Sunday saw 156 people killed. Police officers, soldiers and firefighters were dispatched to contain the rioting with hundreds of people being detained. (Photo by Guang Niu/Getty Images)

Cảnh sát Trung Quốc xô đẩy những phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đang biểu tình tại một con phố ở Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, vào ngày 07/07//2009. (Ảnh: Guang Niu/Getty Images)

Tuy nhiên, vào ngày 06/04, khoảng 40 nhà lập pháp từ các đảng cầm quyền và đối lập của Nhật Bản đã phát động một nỗ lực lưỡng đảng nhằm xây dựng luật cho phép Nhật Bản áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm nhân quyền.

“Chúng ta cần hành động chứ không chỉ bằng lời nói, để người ta không nghĩ rằng Nhật Bản là quốc gia duy nhất né tránh vấn đề này,” ông Gen Nakatani, thành viên Đảng Dân Chủ tự do và là cựu bộ trưởng quốc phòng nói.

Nguồn: Frank Yue @ePochTimes
Thiện Lan biên dịch

Tags:

Click to listen highlighted text!