Welcome to   Click to listen highlighted text! Welcome to
Go to ...

ĐUỐC VIỆT

RSS Feed

November 23, 2024

Blog: 3 bài học từ Tổng thống Trump


Trong cuộc đời ai cũng sẽ mắc sai lầm. Sai lầm của nhân vật thấp cổ bé họng là chuyện nhỏ, vì họ không có cơ hội để quyết định việc lớn. Sai lầm của những nhân vật lớn có thể là chuyện nhỏ hoặc chuyện lớn, thậm chí ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử nhân loại. Càng là nhân vật lớn thì khả năng mắc sai lầm càng nhiều.

Tổng thống Trump tuy là người hùng thế kỷ một thời của Hoa Kỳ nhưng lại thường xuyên mắc sai lầm. Vậy nên cả đời ông vẫn luôn thăng trầm. Trải qua vài năm phá sản đen tối, nhưng ông đã có thể đứng vững hết lần này đến lần khác. Sau khi nhậm chức tổng thống, ông ấy vẫn tiếp tục mắc sai lầm. Tôi sẽ không nói đến những sai lầm nhỏ, bài viết này chỉ nói về 3 sai lầm lớn đã khiến ông ấy đánh mất cơ hội tái cử, khiến mọi người phải nuối tiếc.

1. Trump quá tử tế khi công kích bà Hillary và những người khác

Năm 2016, khi tham gia chiến dịch tranh cử, ông ấy đã tuyên bố muốn “rút cạn đầm lầy Washington” và chỉ ra rằng “gia đình Clinton là một gia đình tội phạm”. Ông còn nói sẽ “tống bà Hillary vào tù”. Nhưng sau khi nhậm chức, ông ấy đã làm những gì? Trong 4 năm qua, ông Trump đã làm việc chăm chỉ, dốc lòng phục hưng đất nước. Ông ấy gần như đã thực hiện tất cả những lời hứa của mình trong chiến dịch tranh cử, ngoại trừ việc ông không “tống bà Hillary vào tù”.  “Cổng email” (vụ bê bối email) của bà Hillary ở đó, và ông ấy có đủ thời gian để trừng phạt bà ta nhưng ông đã mềm lòng.

Ông cũng đang “rút cạn đầm lầy Washington”, nhưng chỉ thông qua các chính sách hành pháp mới, ngăn chặn sơ hở và sửa chữa những sai lệch. Ông ấy không có ý định áp đặt trừng phạt pháp lý đối với bà Hillary và những người khác. Ông đã mềm lòng, nhưng bà Hillary lại không mềm lòng. TT Trump muốn tha cho ông Clinton, nhưng ông Clinton lại không đánh giá cao điều này. Ông Trump từng nói “tống bà Hillary vào tù” và sau đó đã lãng quên, nhưng bà Hillary và ông Clinton thì không. Câu nói đó đã đánh thức bà Hillary và những người khác, tất cả đều giơ kiếm và súng lên. Nhưng lúc này TT Trump thậm chí đã quên mất điều đó.

Trong bốn năm qua, những người này đã ngang nhiên tấn công và ngấm ngầm hãm hại ông Trump, vu khống ông “thông đồng với Nga”, tiêu diệt ông bằng “việc bãi nhiệm”, và đưa những người ủng hộ ông vào tù, từng người một, đến mức như một phen sống còn. Thế nhưng ông lại không hề động tâm, không truy cứu trách nhiệm pháp lý của họ. Nếu ông chống trả và thực sự “tống bà Hillary vào tù”, sau đó lần theo manh mối tiếp tục truy cứu, thì TT. Obama, TT. Clinton, ông Biden, và bà Pelosi, cùng những người khác có thể đã bị bắt vào tù. Nếu vậy, thì đâu có cuộc khủng hoảng và thất bại ngày nay?

Di chứng đáng sợ nhất là, người khác nhiều lần ra tay tấn công ông Trump, nhưng ông ấy không đánh lại. Lúc này người ta sẽ không cảm kích lòng tốt của ông ấy, mà lầm tưởng rằng ông ấy không thể chống đỡ, không thể bảo vệ những người ủng hộ mình, và là một người không đáng tin cậy. Vì vậy, khi ông Trump và ông Biden ở trong thời khắc quyết chiến sinh tử, các chính trị gia đã lần lượt phản bội ông Trump và đứng về phía ông Biden.

Ai cũng hiểu rằng đây là cuộc chiến đẫm máu của một tập đoàn tội ác cực lớn chống lại ông Trump. Khi sự sống và cái chết bị đe dọa, ít người sẵn sàng đứng vào nơi nguy hiểm, và ít người muốn trở thành Tướng Flynn thứ hai bị oan và bị bỏ tù. Vào đêm Giáng sinh, ông Trump đã vội vã ân xá cho một số người đang ngồi tù vì ủng hộ mình, nhưng đã quá muộn. Hành động của ông không còn là tín hiệu cho một trận quyết chiến, mà được hiểu là chuẩn bị cho một cuộc rút lui an toàn. Trong thời kỳ hủ bại đặc biệt này của nước Mỹ, khi người thiện và kẻ ác giao chiến, cuộc đọ sức không phải là sự lương thiện mà là tâm đen, thì rõ ràng ông Trump không thể sánh được với họ.

2. Tổng thống Trump quá cả tin trong việc chọn và dùng người

Trước năm 2016, ông hoàn toàn là một nhà chính trị nghiệp dư, và không giao thiệp với chính trường Washington. Ông ấy hoàn toàn xa lạ với những chính khách ‘miệng nam mô, bụng một bồ dao găm’, chưa nói đến việc am hiểu chính giới sâu sắc. Sau khi chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, ông không có người để dùng, vì vậy chỉ có thể nhờ các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa tiến cử giúp mình. Khi đó, ông liên tục nhấn mạnh rằng ông yêu cầu họ “tiến cử người mạnh nhất” và muốn làm được nhiều điều cho đất nước. Nhưng điều ông cần không phải là “người mạnh nhất” mà là “người đáng tin cậy nhất”.

Chính trường Washington vốn đã thối nát. Các chính trị gia thành lập đảng vì lợi ích cá nhân, câu kết với mọi người và bị lợi nhuận che mờ đôi mắt. Ông Trump cũng biết rõ điều này nên đã hô hào sẽ “rút cạn đầm lầy Washington”, nhưng ông ấy lại quên điều này khi chọn và dùng người.

Lãnh đạo Thượng viện đảng Cộng hòa McConnell đã tiến cử vợ mình là Triệu Tiểu Lan giữ chức Bộ trưởng Giao thông vận tải, đồng thời tiến cử 3 thẩm phán liên bang do ông Trump bổ nhiệm sau đó. Khi ông Trump vội vàng bổ nhiệm bà Barrett ngay đêm trước cuộc bầu cử, ánh mắt ông tràn đầy hy vọng, như thể đang nhìn con gái của chính mình. Nhưng vẻ mặt bà Barrett lại rất bình thản. Khi cơ quan lập pháp Texas chuẩn bị kháng cáo 7 bang chiến địa, ông ấy đã đặc biệt tweet một bức ảnh chụp đôi mắt rạng rỡ của bà Barrett, hy vọng rằng bà ấy sẽ nhìn thấu sự thật và giúp mình. Bất ngờ thay, bà Barrett nổi loạn, và 3 thẩm phán mà ông bổ nhiệm đều phản bội ông. Vì sao? Bởi ông McConnell, người tiến cử họ, đã đứng về phía ông Biden, vì vậy họ đã phản bội ông Trump.

Dưới con mắt của các vị thẩm phán, họ đã được ông McConnell tiến cử, ông McConnell mới là “chủ nhân” của họ. Ông Trump chỉ tổ chức lễ bổ nhiệm cho họ theo ý muốn của ông McConnell mà thôi. Giờ đây, ông McConnell không chỉ phản bội, mà còn kêu gọi tất cả thượng nghị sĩ và dân biểu của Đảng Cộng hòa công nhận cuộc bầu cử của ông Biden, giáng cho ông Trump một đòn chí mạng. Ngoài ra Tổng chưởng lý Barr, người được TT. Bush Jr tiến cử, cũng hại người không ít. Ông Bush Jr cũng công khai ủng hộ ông Biden. Tất nhiên, ông Barr đã theo chân “chủ nhân” của mình, phá tan giấc mộng tái đắc cử của ông Trump.

Ai đã tiến cử vị Bộ trưởng Quốc phòng vừa bị cách chức cách đây 2 tháng? Phó Tổng thống Pence liệu có phải do chính ông Trump lựa chọn? Chưa hẳn! Ngoại trưởng Pompeo liệu có phải là “người anh em sắt đá” của ông Trump? Bạn có thể nhớ rằng ổ cứng của Hunter Biden đã được đưa vào Bộ Ngoại giao gần 1 năm, và không ai công bố điều đó. Ông Trump đã vội vàng nhảy vào trước cuộc bầu cử và công khai chỉ trích ông Pompeo, sau đó ổ cứng mới được công bố một cách chậm rãi. Người ta nói, TT.  Obama cũng gài hàng ngàn quan chức cấp cao vào chính phủ liên bang Trump, nhưng ông Trump có loại bỏ bất cứ ai trong số họ không? Không. Nếu nói rằng ông Trump phải nhận một số người theo danh sách khi nhậm chức vào năm 2017, thì ông ấy có 4 năm để điều chỉnh dần nhân sự sau khi nhậm chức. Thật không may, ông ấy đã không làm điều đó. Đặc biệt là 3 vị thẩm phán liên bang, ông ấy có thời gian đích thân lựa chọn, đâu cần phiền tới ông McConnell?

Trong mối quan hệ quốc tế, ông Trump là người bất khả chiến bại, cho dù là việc chống lại các đồng minh truyền thống hay chống lại các chế độ xấu xa. Về việc kiến thiết trong nước, dù là sửa chữa những chính sách sai lầm của quá khứ hay thúc đẩy sự phát triển kinh tế ngày nay, ông cũng là người đảo ngược chiều gió, áo gấm thêu hoa. Những thành quả này đều là kết quả sự nỗ lực của bản thân ông. Nhưng về vấn đề chọn và bổ nhiệm người, ông Trump đã liên tiếp mắc những sai lầm, dẫn đến tình trạng bị mọi người phản bội ngày nay. Đây là trái đắng cho sự cả tin của ông. Với sự nghiệp phát đạt, không thể nói ông Trump không biết nhìn người, chỉ là ông ấy quá say mê với những thành tựu xây dựng đất nước huy hoàng, và những bước phát triển vượt bậc của mối quan hệ quốc tế, mà coi nhẹ việc dành nhiều thời gian hơn cho việc chọn và dùng người. Trong bất cứ việc gì, việc chọn và dùng người là một mắt xích quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại trong sự nghiệp của bạn, dù ở phương Đông hay phương Tây.

3. Thiếu sự điều chỉnh tương ứng trong quá trình thay đổi vai trò từ người quản lý công ty thành người quản lý quốc gia

Ông Trump có tinh thần tự do và không bị gò bó, dù là quản lý công việc kinh doanh trước đây hay quản lý đất nước hiện nay. Trước tiên, ông ấy đều đặt ra những mục tiêu lớn với tiêu chuẩn cao, sau đó tập trung và phấn đấu hết mình. Trong công việc cụ thể của mình, ông ấy không nhân nhượng, làm theo ý mình, cố gắng loại bỏ mọi yếu tố cản trở, thúc đẩy sự nghiệp tiến lên theo đúng ý chí của mình. Vấn đề lại chính là ở đây.

Trong công ty, ông ấy vừa là quản lý cao nhất vừa là chủ công ty. Tất cả nhân viên phải phục tùng ý chí và thực hiện các tiêu chuẩn của ông, không ai có quyền chống lại ông, chứ đừng nói đến việc đuổi ông xuống. Nhưng tổng thống chỉ là người quản lý tạm thời của đất nước, chịu sự ràng buộc của Quốc hội và Tòa án Liên bang, cũng như sự giám sát của các kênh truyền thông. Ông không còn có thể thích gì làm nấy, không thể thúc đẩy ý chí cá nhân của mình, hơn nữa ông còn có thể bị lật đổ. Nhưng ông ấy không quan tâm nhiều như vậy, không chịu bất kỳ sự ràng buộc. Đặc biệt là ông Trump vẫn cảm thấy bản thân, lòng dạ quang minh, mọi việc đều vì lợi ích quốc gia, không màng tư lợi cá nhân, nên ông đã mạnh dạn đấu tranh cho đất nước này, bỏ ngoài tai mọi điều tiếng của phe đối lập. Ông coi tất cả các thế lực cản trở là tảng đá ngáng chân khi ông toàn tâm toàn ý thực hiện các chủ trương chính trị của mình, vì lợi ích của quốc gia và người dân.

4 năm qua, ông vừa nỗ lực “loại bỏ can nhiễu”, vừa nỗ lực loại bỏ “những tảng đá ngáng chân” và đã làm phật lòng quá nhiều người. Thật ra ông không làm gì sai, chuyện đến nước này không phải lỗi của cá nhân ông mà là của mọi người. Việc phải thực hiện ý chí chung của mọi người, cho dù ý chí đó vô cùng xuẩn ngốc, là một nhược điểm mà nền chính trị dân chủ không thể khắc phục được. Ngoài ra, đôi khi ông Trump quá tùy tiện và đã làm một số việc theo cảm tính cá nhân. Ví dụ, trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel, dù bà Merkel cố thử nhưng cuối cùng ông Trump vẫn không bắt tay bà trước ống kính. Điều này thực sự quá đáng. Suy cho cùng ông ấy đã không còn là một doanh nhân có thể thích gì làm nấy.

Một ví dụ khác, những cuộc cãi vã giữa ông và các nhà báo là hoàn toàn có thể tránh được. Ông ấy có thể giao việc này cho Phó TT. Pence, cho ông Pompeo và cho người phát ngôn của Nhà Trắng. Còn bản thân chỉ cần ngồi sau hậu trường và lắng nghe. Vì quá trình chuyển đổi vai diễn không phù hợp, phong cách làm việc thiếu kiềm chế, vui buồn thất thường, nóng nảy bộc trực đã khiến mối quan hệ của ông với giới truyền thông ngày càng xấu đi. Dưới sự vu khống ác ý của những kẻ phản diện đó, ước tính ông đã mất 10% số phiếu bầu. Nếu không, phiếu bầu của ông sẽ là hơn 7,4 triệu, nhất định sẽ vượt quá 80 triệu, cho dù ông Biden có lén lút giật lấy cũng không thể.

Những bài học này dù đau đớn đến đâu, thì cuối cùng cũng đã kết thúc. Dù ông Trump đã giải nhiệm lần này, thì người chịu thiệt chỉ là Hoa Kỳ mà thôi. Đó chưa hẳn đã là điều tốt đẹp cho cá nhân ông. Tham vọng của ông ấy vẫn còn đó, ông ấy sẽ nghỉ ngơi một thời gian, và có thể sẽ tung ra những đại sự kinh thiên động địa khác trong vài năm tới. Đặc biệt là cô Ivanka, sau đòn nặng của cuộc đảo chính không đổ máu này, cô ấy sẽ trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Biết đâu cô ấy sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, sát cánh cùng cha mình, ông Donald Trump.

Nguồn: Adam Yang, Vision Times

Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Click to listen highlighted text!